Sửa PLC Delta lỗi nguồn, chạm bo CPU, không Run
Sửa chữa PLC Delta bị lỗi nguồn và chạm bo CPU không Run => các bước cơ bản để xác định và khắc phục lỗi này:
1. Kiểm tra nguồn cấp
– Đảm bảo rằng nguồn cấp cho PLC là ổn định và đủ điện áp yêu cầu (24V DC).
– Kiểm tra dây nguồn và các kết nối để đảm bảo không có dây nào bị lỏng hoặc hư hỏng.
2. Kiểm tra mạch nguồn bên trong PLC Delta
– Ngắt nguồn điện trước khi mở PLC Delta để đảm bảo an toàn.
– Kiểm tra các linh kiện như tụ điện, diode, và IC nguồn để xem có hư hỏng hoặc cháy nổ không.
– Dùng đồng hồ vạn năng để đo kiểm tra các điện áp ra của mạch nguồn, xem có điện áp nào bị thiếu hoặc không đúng giá trị định mức.
3. Kiểm tra bo CPU Delta
– Quan sát kỹ các linh kiện trên bo mạch CPU, tìm kiếm các dấu hiệu cháy nổ, rỉ sét, hoặc hư hỏng.
– Sử dụng kính hiển vi để kiểm tra các vi mạch và các kết nối hàn có bị đứt hoặc chạm không.
– Đo điện trở giữa các chân vi mạch để kiểm tra có ngắn mạch không.
4. Thay thế các linh kiện hư hỏng
– Nếu phát hiện linh kiện nào bị hư hỏng, tiến hành thay thế bằng linh kiện mới cùng loại và giá trị.
– Đảm bảo quá trình thay thế được thực hiện cẩn thận, tránh làm hư hỏng các linh kiện khác hoặc tạo ra ngắn mạch.
5. Kiểm tra lại và lắp ráp
– Sau khi thay thế và sửa chữa, kiểm tra lại toàn bộ mạch để đảm bảo không có lỗi nào khác.
– Lắp ráp lại PLC Delta và kết nối nguồn điện để kiểm tra hoạt động.
6. Chạy thử nghiệm
– Khởi động PLC Delta và kiểm tra xem lỗi “không Run” đã được khắc phục chưa.
– Chạy chương trình kiểm tra và đảm bảo PLC Delta hoạt động bình thường.
Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư lành nghề 10 năm kinh nghiệm tốt nghiệp các trường Bách Khoa, Sư phạm kỹ thuật chuyên sửa chữa bộ lập trình PLC tất cả các hãng xuất xứ từ China, Taiwan, Japan, Nhật, Châu Âu. Chúng tôi nhận sửa và lập trình PLC tại TP HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Phước các tỉnh thành trên cả nước.
Dịch vụ sửa chữa PLC Delta tại Catec đảm bảo cho khách hàng thời gian khắc phục lỗi nhanh chóng, giúp duy trì tiến độ sản xuất với chi phí phải chăng. Tư vấn về cách sử dụng hiệu quả sau khi sửa chữa. Hỗ trợ kỹ thuật 24/7
Các nguyên nhân gây hư nguồn PLC Delta và cách sửa
Một bộ phận quan trọng trong PLC đó là bộ nguồn hay Bo nguồn. Chúng là bộ chuyển đổi điện áp cho cả mạch điện trong PLC. Với độ bền linh kiện điẹn tử có giới hạn, chắc chắn tới một ngày chúng sẽ phải hư hỏng. Hoặc do các yếu tố, tác nhân khác dẫn tới hư nguồn, không lên
nguồn, cháy nguồn PLC được kể đến dưới đây:
Sửa PLC Delta hư nguồn Do thời gian sử dụng quá lâu, linh kiện giảm tuổi thọ
Sửa PLC Delta hư nguồn Do chạm chập bên trong PLC dẫn tới hư nguồn
Sửa PLC Delta hư nguồn Do sét đánh, hoặc chạm mát
Sửa PLC Delta hư nguồn Do sử dụng quá công suất cho phép
Sửa PLC Delta hư nguồn Do đấu nhầm nguồn, sai cấp điện áp AC/ DC,…
Hướng dẫn cách kiểm tra và đo nguồn cho PLC Deltas bảo đảm an toàn
Đọc thông số ghi trên nhãn PLC Delta hoặc coi trong Datasheet
Chọn nguồn cấp đúng điện áp trong dải cho phép
Đấu đúng chân nguồn, đấu sai sẽ dẫn đến cháy nổ
Sử dụng thang đo đúng trên đồng hồ đo điện hoặc VOM
Quan sát điện áp trên đồng hồ và so sánh với dải điện áp cần cho PLC
Cấp nguồn và theo dõi các đèn tín hiệu
Cần xử lý như thế nào khi PLC Delta bị mất nguồn, chạm nguồn?
Nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc cúp CB cấp nguồn cho PLC
Tiến hành kiểm tra các tín hiệu, cảm biến, Valve, cơ cấu chấp hành,…xem có bị chạm chập không?
Gọi cho cán bộ chuyên môn hoặc nhân viên phụ trách đến kiểm tra và xác định nguyên nhân hư hỏng.
Tuyệt đối không được THAY CẦU CHÌ khi phát hiện cầu chì trong PLC hư hoặc bên ngoài PLC Delta hư. Cầu chì là thiết bị bảo vệ, chúng phát hiện các dòng điện cao, ngắn mạch, chạm chập và tự hủy để bảo vệ thiết bị. Do vậy trước khi thay cần xác định đúng nguyên nhân, thay thế linh kiện hỏng, sửa chữa chúng rồi mới thay cầu chì mới.
Kiểm tra dây tín hiệu xem có chạm mass, chạm vỏ hay không?