Những lỗi thường gặp ở biến tần
Trong quá trình hoạt động biến tần có thể sẽ xuất hiện một số lỗi sau:
-
Nóng động cơ
-
Rung lắc động cơ
-
Quá tải OL Overload
-
Mất chương trình
-
Chỉ quay được một chiều
-
Ngắn mạch – Short Circuit
-
Báo đèn Alarm hoặc Error và không RUN được
-
Cháy nổ Diod, IGBT
-
Không nhấn RUN được hoặc không thể điều khiển được
-
Không lên nguồn hoặc mất nguồn
-
Đèn nguồn sáng nhưng màn hình không lên
-
Khi vừa mở nguồn biến tần thì bị nhảy CB, MCCCB
-
Thấp áp LV Low Volt, quá áp OV Over Volt
-
Chạm đất, chạm vỏ Ground Faul động cơ hoặc IGBT
-
Quá dòng OC Over Current khi giảm/tăng tốc hay khi có lệnh RUN
-
Thấp áp Under Volt: Thấp áp Bus DC hoặc ngõ vào. Báo lỗi dù đã điện áp đủ
Hướng dẫn kiểm tra lỗi ở biến tần
Để kiểm tra cụ thể lỗi ở biến tần như thế nào bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
-
Nếu thấy biến tần bốc khói, có mùi khét hay cháy nổ thì có thể mở ra xem phần nào bị hư hỏng để thay thế. Hoặc có thể liên hệ công ty sửa chữa biến tần Nam Việt Automation để được hỗ trợ
-
Trường hợp lỗi RUN, biến tần không chạy thì có thể kiểm tra dây nối từ biến tần tới động cơ, dây đấu điều khiển RUN từ nút bấm tới biến tần xong có bị đứt không
-
Nếu bật biến tần nhưng một lúc sau mới lên hoặc không lên, lên nhưng chạy 1 lúc thì tắt mắt màn có thể là do nguồn xảy ra vấn đề. Khi này cần liên hệ đơn vị sửa chữa biến tần giá rẻ Nam Việt Automation
-
Điều khiển động cơ rung mạnh, giật giật khi chạy có thể là vì động cơ bị lỗi hoặc biến tần bị lệch pha đầu ra
-
Các báo lỗi trên màn hình nhấp nháy thì hãy dựa vào tài liệu máy do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra mã lỗi và cách khắc phục tương ứng
Các dịch vụ bảo trì, sửa chữa biến tần tại CATEC Automation
Dịch vụ sửa chữa tận nơi
Nếu khách hàng có yêu cầu và biến tần bị lỗi nhẹ, có thể sửa tại chỗ thì công ty sửa chữa biến tần Nam Việt Automation sẽ cử nhân viên đến tận nơi để hỗ trợ. CATEC Automation cung cấp dịch vụ sửa chữa tận nơi
Dịch vụ sửa chữa tại CATEC Automation
CATEC Automation có thể sẽ phải mang biến tần của khách hàng về công ty để sửa chữa vì sửa chữa tại chỗ chỉ phù hợp với lỗi nhỏ và tính khả thi thường không cao lại kém an toàn do thiếu thiết bị đo đạc cũng như linh kiện thay thế. Phần lớn các trường hợp biến tần hư hỏng thường là hư linh kiện bên trong hoặc hư công suất. Vì vậy, chúng tôi cần mang biến tần về công ty để đo đạc, kiểm tra cẩn thận, giúp quá trình sửa chữa đạt hiệu quả tốt nhất.
Dịch vụ này phù hợp cho khách hàng không cần biến tần gấp, biến lần lỗi không quá nặng hoặc không đủ linh kiện, điều kiện thay thế tại chỗ.
Cung cấp máy biến tần cho khách hàng trong khi chờ sửa chữa
Trong thời gian chờ sửa biến tần, nếu chúng tôi có sẵn biến tần phù hợp có thể cho khách hàng mượn để sử dụng. Điều này sẽ giúp khách hàng:
-
Tiết kiệm được tối đa chi phí lưu trữ biến tần dự phòng
-
Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh khi chờ sửa chữa
-
Giải quyết sự cố một cách nhẹ nhàng
CATEC Automation – Đơn vị sửa chữa biến tần hàng đầu hiện nay
Nếu quí cty đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ sửa thì có thể tìm đến với CATEC Automation. Chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ sửa chữa các loại biến tần tại TPHCM và các tỉnh thần lân cận.
Nguyên nhân và hướng khắc phục biến tần không nên nguồn
Biến tần ngày nay đang được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất , nhưng trong quá trình sử dụng thiết bị sẽ không tránh khỏi những hỏng hóc , Một trong những sự cố phổ biến nhất là biến tần không lên nguồn là một lỗi thường gặp mà bất cứ ai đã nghiên cứu chuyên sâu về biến tần có thể nhận thấy. Vậy nguyên nhân của lỗi này là gì và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây Techway Việt Nam xin chia sẻ với các bạn một chút về kinh nghiệm sửa biến tần dành cho những người muốn tìm hiều về biến tần và sửa chữa biến tần tất cả các hãng .
Những nguyên nhân biến tần không lên nguồn và hướng khắc phục
Với lỗi biến tần không lên nguồn thì có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nhưng trong đó có thể kể ra những nguyên nhân chính cơ bản như:
Sửa biến tần không lên nguồn Do hư mạch điều khiển
Sửa biến tần không lên nguồn Hư hỏng mạch lái và trong modul công suất IGBT
Sửa biến tần không lên nguồn Do chết nguồn điều khiển, chết màn hiển thị
Sửa biến tần không lên nguồn Điện áp cung cấp cho biến tần không phù hợp
Sửa biến tần không lên nguồn Cầu chỉnh lưu bị hỏng, hoặc có thể do điện trở sạc tụ và nguồn switching bị hư hỏng
Phương án và bài toán đặt ra với lỗi biến tần không nên nguồn
Việc sửa chữa biến tần không lên nguồn có thể nói khá là phức tạp và mang tính rủi ro cao do cấu trúc sơ đồ mạch điện có rất nhiều chi tiết. Nếu không xác định khoanh vùng và loại bỏ được hết các linh kiện chết thì khi cấp điện vào sẽ bị cháy nổ. Mặt khác, việc này cũng có thể làm áp hỏng các linh kiện mạc điều khiển cũng như mạch driver do điện áp dâng cao. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên mang biến tần tới một địa chỉ sửa chữa uy tín để những kĩ thuật viên có chuyên môn cao giúp bạn làm việc này.
Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhât vì phần lớn là các IC cũng như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của lưới điện, của môi trường bụi, ẩm, sự tăng giảm thất thường của điện lưới, nhiều độ tăng cao, không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên trong .
Tuy nhiên, nếu biến tần không lên nguồn là do một số nguyên nhân cơ bản, dễ khắc phục thì bạn có thể tiến hành kiểm tra và sửa chữa theo 2 cách sau:
- Nếu nguyên nhân là do điện áp nguồn cấp không phù hợp với điện áp của biến tần thì hãy dùng đồng hồ đo để kiểm tra, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Nếu biến tần không lên nguồn là do cầu chỉnh lưu hoặc điện trở sạc tụ thì đèn ”charge” sẽ không sáng. Còn nếu đèn tắt, hãy kiểm tra nguồn cấp switching. Lúc này hãy liên hệ đơn vị cung cấp để được bảo hành hoặc đưa ra phương án tốt nhất.
Sự cố ở mạch điều khiển
Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhất vì phần lớn là các IC cũng như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của lưới điện, của môi trường bụi, ẩm, sự tăng giảm thất thường của điện lưới, nhiều độ tăng cao, không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên trong.
Việc kiểm tra đánh giá sơ bộ là việc đầu tiên của chúng ta cần làm , quan sát xem các linh kiện board mạch xem có vấn đề gì khác bằng mắt thường không , nếu có chúng ta sẽ khoanh vùng được nó . Sau khi quan sát và kiểm tra một số linh kiện nguội nghi ngờ có hỏng hóc trước mà vẫn không tìm ra nguyên nhân chúng ta tiến hành cấp điện cho biến tần .
Cắm điện, bật công tắc cho biến tần làm việc nhưng động cơ lấy điện từ biến tần không chạy. Không thấy có động tĩnh gì, đèn chỉ thị nguồn cũng không sáng. Đo điện áp ra ở 3 pha U,V,W bằng 0 mà điện áp 3 pha vào R,S,T vẫn đủ thì chắc chắn sự cố ở khối nguồn.
Các bước thao tác kiểm tra sửa chữa :
Trường hợp 1 : Nếu cầu chì không đứt, điện áp sau biến áp vẫn còn chứng tỏ cầu chỉnh lưu hỏng, đi ốt thủng hoặc điện trở lọc bị đứt.
Trường hợp 2 : Nếu cầu chì mà đứt luôn thì nguyên nhân sự cố có thể là :
- Biến áp AC bị hỏng, đường dây chạm mát, tụ lọc bị chập, diode chỉnh lưu ngắn mạch.
- Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bị chập mạch.
- Các tụ lọc nhiễu, tụ lọc nguồn 1 chiều bị rò, chập.
- Các diode ổn áp bị nổ.
- Các diode chỉnh lưu bị hỏng.
- Cuối cùng mới kiểm tra đến các điện trở, các tụ giấy, tụ gốm. Riêng tranzito và nhất là IC thấy rất ít hỏng và nếu bị hỏng thường khó phát hiện và phải có kinh nghiệm mới tìm ra được.
Nếu khối nguồn còn tốt, đèn tín hiệu vẫn sáng nhưng máy không chạy được hoặc làm việc không chuẩn thì hư hỏng thường xảy ra ở khối nghịch lưu.
- Đo điên áp một chiều phải tốt
- Kiểm tra chiết áp VR ( để điều chỉnh U một chiều vào mạch) có bị hỏng hoặc mòn không ?
- Hệ thống điều khiển gồm các biến áp đồng pha, mạch ổn áp xoay chiều và các mạch lọc, các linh kiện tích cực như IC thuật toán dùng cho khâu so sánh các IC số dùng cho mạch điều khiển số, mạch điều khiển không đồng bộ đòi hỏi những kỹ thuật khá phức tạp .
Sự cố ở mạch động lực
Mạch điều khiển vẫn tốt, bật công tắc, đèn tín hiệu Power – Run vẫn sáng bình thường, nhưng sau vài giây thì biến tần nóng dần rồi rất nóng , mạch bảo vệ tự động cắt điện, đèn tín hiệu cũng tắt.
Nguyên nhân chủ yếu do mạch lực có chỗ bị dò hoặc chập. Lần theo mạch in từ nguồn 3 pha R,S,T đến các cực A – K của thyristo hoặc G-C-E của IGBT, diode công suất xem có chỗ nào bị chạm nhau, chạm mát ko ? Quan sát xem có đường nào trên mạch in bị bong lên, sùi ra hoặc có vết cháy xem ko ?
Cắt điện, sờ vào từng thyristo hoặc IGBT , từng diode, nếu gặp bóng nào đó nóng hơn tất cả những cái kia, thì đấy chính là nơi xảy ra sự cố. Dùng mỏ hàn tháo linh kiên nghi hỏng ra khỏi mạch in để kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng, nếu bị hỏng thì thay linh kiện như ký hiệu cũng mã hiệu.
Kiểm tra lại các đường dẫn từ cực K ra ngoài bảng nối dây hoặc hoặc G của IGBT , trên mạch in dẫn ra U,V,W , kiểm tra tất cả các linh kiện trên mạch liên hệ với cực K hoặc G, nếu tất cả đều tốt thì cắm điện thử biến tần cho làm việc trở lại. Đo các trị số điện áp , dạng sóng , tín hiệu kích ở những điểm chuẩn rồi so sánh với biến tần cùng loại tương tự.